Nói đến ngải cứu thì có lẽ không ai trong chúng ta không biết về cây thuốc này. Cây ngải cứu không phải chỉ là một loại rau mà nó còn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn về công dụng cảu vị thuốc này.
Cây còn được gọi là cây thuốc cứu, cây ngải điệp.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Thuộc họ hoa cúc.
Khu vực phân bố
Là một loài cây mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh thành nước ta nên rất phổ biến. Hiện nay có nhiều gia đình còn trồng cây thuốc này quanh nhà vừa làm thuốc vừa làm rau nấu canh hoặc nấu lẩu ăn rất ngon.
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây gồm lá, ngọn non được sử dụng để làm thuốc. Ta có thể dùng lá tươi hoặc lá khô. Do sự phổ biến của cây thuốc này nên hiện nay hầu hết chúng ta đều sử dụng lá tươi.
Thành phần hóa học
Theo các tài liệu về y dược, trong ngải cứu có chứa tinh dầu và hoạt chất tanin, ngoài ra còn một số hoạt chất khác còn đang tiếp tục đang được xác định.
Công dụng
Thao Y học cổ truyền cây ngải cứu có vị cay và đắng nhẹ, tính ôn có tác dụng ôn khí huyết, điều kinh, an thai. Sau đây là một số tác dụng chính của vị thuốc này:
- Tác dụng điều trị đau bụng do hàn
- Điều trị kinh nguyệt không đều
- Điều trị chứng thai động không yên
- Điều trị bệnh chảy máu cam
- Tác dụng giải cảm cực hay
Cách dùng, liều dùng
1. Điều trị kinh nguyệt kéo dài:
Khi người phụ nữ bắt đầu hành kinh, dùng lá ngải cứu khô 15g (hoặc lá tươi 40g), ích mẫu 10g đun với 1 lít nước, đun cạn còn 300ml nước uống trong ngày.
Dùng liên tục cách trên từ 2-3 ngày có hiệu quả.
2. Điều trị chứng thai động không yên:
Lá ngải cứu khô 16g, tía tô 16g, nước 600ml, sắc đặc còn 200ml chia ra uống trong ngày. Nếu đắng khó uống có thể thêm chút đường cho dễ uống.
3. Điều trị đau bụng do hàn và chảy máu cam:
Dùng lá ngải cứu tươi 30g, mơ lông 10g, trứng gà 2 quả.
Lá ngải cứu và mơ lông đem rửa sạch, thái thật nhỏ. Trộn lá đã thái nhỏ với trứng gà.
Lót 1 tàu lá chuối trên chảo, đổ hỗn hợp trứng lên trên lá chuối, phủ 1 lớp lá chuối lên trên rồi đậy kín chảo, đun nhỏ lửa. Khoảng 5 phút sau lật mặt sau lên tới khi nào trứng chín.
Bóc lá chuối ra ăn trứng khi còn nóng.
Cách dùng này giúp bạn điều trị đau bụng do hàn và chảy máu cam rất hiệu nghiệm.
4. Cách dùng để đánh cảm
Lấy 1 năm ngải cứu tươi, cám gạo 1 nắm nhỏ. Lấy ngải cứu chộn lẫn cám rồi sao trên chảo tới khi có mùi thơm.
Đem gói lại bằng 1 miếng vải mỏng (Vải màn) rồi chườm lên người (Đầu, lưng, chân, tay).
Mỗi lần bị cảm, làm 2-3 lần đánh cảm bằng ngải cứu là khỏi. Đây là kinh nghiệm dân gian rất hay giúp ta giải cảm an toàn hiệu quả mà không cần dùng thuốc (Tôi nhớ khi còn nhỏ bà thường làm cách này giải cảm cho tôi rất hiệu quả và dễ chịu).
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ đang mang bầu tuyệt đối không dùng ngải cứu vì có thể gây sảy thai
Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, do cây chứa tinh dầu. Loại tinh dầu này dùng nhiều có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
Mua cây ngải cứu ở đâu? địa chỉ nào bán uy tín?
Hiện tại Dược Liệu Việt Số 1 có cung cất tất cả các loại thảo dược quý trong đó có cây ngải cứu khô được chế biến hoàn toàn từ tự nhiên, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0961.566.991 để được tư vấn 24/24.
Vì sao nên chọn Dược Liệu Việt Số 1?
Sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt, kỹ lưỡng trước khi giao tận tay tới khách hàng.
Không sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo xanh sạch tự nhiên.
Chế biến theo tiêu chuẩn, đảm bảo dược chất không bị mất đi.
Phát hiện hàng giả, nhái, không đúng chất lượng sản phẩm bồi thường gấp 10 lần.
Gửi hàng toàn quốc sau 2-7 ngày nhận được sản phẩm, kiểm tra, hài lòng mới phải gửi tiền cho nhân viên vận chuyển.
Hãy chia sẻ ngay với bạn bè thông tin hữu ích này nhé!
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ngải cứu – Điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng và giúp an thai”