Tên gọi và đặc điểm của câu kỷ tử
Cẩu kỷ hay câu kỷ, kỷ tử, câu kỷ tử, thiên tinh, địa tiên, khước lão, khởi tử, rau khởi… là những tên gọi khác nhau của loại cây thuốc với nhiều công dụng quý giá này. Trong đó, tên gọi kỷ tử là phổ biến nhất. “Kỷ” nghĩa là cây kỷ (có 3 giống: kỷ liễu, kỷ bạch và cẩu kỷ, trong đó, chỉ có cẩu kỷ là cây thuốc). “Tử” nghĩa là hạt giống. “Kỷ tử” là hạt cây kỷ mà chúng ta thường dùng để chỉ quả kỷ tử (có hạt bên trong).
Tuy nhiên, kỷ tử cũng có hai dạng. Một loại là “câu kỷ tử”, là loại kỷ tử quả có màu đỏ mà chúng ta thường dùng, khác với “hắc kỷ tử”, là loại kỷ tử quả có màu đen, mọc hoang dã ở Tây Tạng và quý hiếm hơn. Thêm vào đó, vì sự phổ biến của kỷ tử đỏ mà ngày nay, khi nói đến kỷ tử, chúng ta vẫn hiểu là đang nói đến loại kỷ tử đỏ, quả mọng nước, có vị chua ngọt, tính bình và thanh. Cây kỷ tử là cây lâu năm, thuộc dạng cây bụi, nhiều cành.
Tác dụng:
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo.
+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao.
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mục…
+ Rượu kỷ tử: bài thuốc kiềm chế lão suy
Bài thuốc:
+ Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư:
Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.
+ Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều:
Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần.
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể dục:
Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Trạch tả 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g .
+ Trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt:
Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh hoa, Miết giáp, Ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bức rứt âm ỉ trong xương, hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm Thiên môn đông, Bách bộ
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể dục:
Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống.
+ Trị nam giới sinh dục suy yếu (vô sinh):
Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục.
+ Trị dạ dầy viêm teo mạn tính:
Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giă nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca
+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi:
Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng.
+ Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt:
Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần.
Ngoài thuốc thang còn có thể dùng ngâm rượu, dùng độc vị.
Rượu kỷ tử: bài thuốc kiềm chế lão suy
Để làm rượu kỷ tử, rất đơn giản: Kỷ tử : 600g, Rượu (35-40 độ): 2 lít
Giã nhỏ kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên rồi lọc lấy rượu, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con.
Tác dụng: Bổ huyết, sáng mắt, kiềm chế lão suy.
LƯU Ý:
Những người đang bị cảm sốt hay gặp các vấn đề về tiêu hóa (chướng bụng, dạ dày yếu, tiêu chảy…) thì không nên dùng kỷ tử.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kỷ Tử Dược Liệu Việt – Vị thuốc tăng cường sức khỏe”