Cây dong riềng đỏ, vị thuốc nam mọc nhiều ở Tây Bắc, cây có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhất là tác dụng tốt cho tim và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, nào ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này.
Tên khác
Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khoai đao, khương vu
Tên khoa học
Canna edulis red
Khu vực phân bố
Dong riềng đỏ phân bố ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phia Bắc nước ta như Bắc cạn, Phú thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình …..
Lưu ý: Có 2 loại dong riềng là: Dong riềng trắng và dong riềng đỏ (Dong đỏ có lá thân màu tím, củ màu tím, hoa màu đỏ. Dong riềng trắng có thân lá màu xanh, củ màu xanh)
Bộ phận dùng
Theo y học cổ truyền, toàn bộ: Lá, thân và củ của cây dong đỏ đều được dùng làm thuốc.
Ngoài ra củ dong riềng đỏ còn được dùng trong chế biến thực phẩm: Dùng làm miến (một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích)
Cách chế biến và thu hái
Dùng trong y học: Vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân đào lấy cả củ, thân và lá. Củ rửa sạch. Sau đó toàn bộ lá, thân và củ đem thái miếng mỏng phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc.
Tác dụng của dong riềng đỏ
- Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn động mạch vành điều trị chứng đau thắt ngực do động mạch vành (1)
- Hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
- Tăng cường chức năng tim
- Hỗ trợ điều trị chứng nhồi máu cơ tim
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành
- Người bị xơ vữa động mạch
- Bệnh nhân tim mạch, thiếu máu cơ tim
- Bệnh nhân mắc huyết áp cao
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
Cách dùng, liều dùng
Cách dùng dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian, cách dùng cụ thể như sau:
Cách sắc uống: Lấy 50g cả lá, thân và củ rong riềng khô (Hoặc 100g tươi) sắc nước uống hàng ngày.
Món ăn vị thuốc từ dong riềng đỏ: Lấy 60g củ khô (hoặc 200g cây tươi) đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần nên ăn từ 3 đến 4 lần, dùng liên tục trong thời gian 10 ngày là có kết quả.
webdemo.com –
ok