Cam thảo bắc được biết đến như một loại thuốc quý có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt có tính năng giải độc, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc. Ngoài ra, còn có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch…
Cam thảo bắc còn gọi là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher. Thuộc họ đậu (Fabaceae). Ở nước ta không có cam thảo bắc nhưng có cam thảo nam( cam thảo đất) và Cam thảo dây đều là gọi cây cam thảo, các bạn chú ý phân biệt.
Mô tả cây Cam Thảo
Cam thảo bắc là cây sống lâu năm thân cao tới 1 – 1.5m. Toàn thân cây có lông nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, có lá chét 9-17 hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm; nở vào mùa hạ và mùa thu. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Chế biến:
Sau khi thu hoạch cam thảo bắc chải sạch đất bằng bàn chải, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Khi khô được 50% bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Lấy rễ cam thảo bắc, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Sau khi làm khô cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
Tính vị:
Cam thảo bắc là một vị thuốc bổ khí, vị ngọt, tính bình, nhập vào các kinh tâm, phế, tỳ ,vị, công năng kiện tỳ, ích khí, nhuận phế, chỉ ho và giải độc chỉ thống.
Thành phần hóa học:
Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.
Tác dụng của cây cam thảo
Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.
Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.
Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.
Cơ chế hoạt động của cam thảo là gì?
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.
Đối tượng sử dụng:
– Bệnh nhân đau dạ dày, loét đường tiêu hóa
– Người bị rối loạn nhịp tim
– Người bình thường nên sử dụng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, hạ đường huyế và kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch.
Cách sử dụng:
Khoảng 4 – 8gr Cam thảo bắc, rửa qua bằng nước sạch, cho khoảng 600ml nước vào, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cam thảo
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cam thảo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo dược khác
- Bạn đã hoặc đang mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác
- Bạn dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
Một số bài thuốc:
1. Điều trị rối loạn nhịp tim, kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết:
Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống trong ngày.
2. Trị lao phổi:
Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống 30 – 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao.
3. Trị loét dạ dày tá tràng:
Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần.
4. Trị cơ cẳng chân run giật:
Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 – 15ml, ngày 3 lần, trong 3 – 6 ngày.
5. Trị chứng nứt da:
Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào.
6. Trị viêm tắc tĩnh mạch:
Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g giảm lượng tùy bệnh, sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cam Thảo Bắc – Vị thuốc quý chữa được bách bệnh (Loại thượng hạng)”